Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì sao tặng giải Nobel Hòa bình cho trẻ em?
Chính xác 2 năm 1 ngày sau khi bị các tay súng Taliban bắn vào đầu vì dám lên tiếng đòi quyền học hành cho các bé gái, thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai được trao giải Nobel Hòa bình, trở thành người trẻ tuổi nhất (17 tuổi) nhận giải này.

 


 


Ông Kailash Satyarthi và thiếu nữ Malala Yousafzai được ghi nhận công lao góp phần cải thiện quyền của trẻ em. Ảnh: BBC

 

Hôm qua, cùng được trao giải Nobel Hòa bình 2014 là nhà hoạt động vì quyền trẻ em người Ấn Độ - ông Kailash Satyarthi 60 tuổi.

 

Năm 2012, Malala bị một tay súng Taliban bắn trên một xe buýt đưa đón học sinh, vì thiếu nữ này tích cực vận động các bạn cùng lứa đến trường ở khu vực mà lực lượng Hồi giáo cực đoan kiểm soát. Sau đó, Malala được chuyển bằng máy bay đến Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth tại thành phố Birmingham (Anh) để chữa trị những vết thương đe dọa mạng sống.

 

Kể từ khi bình phục, Malala sống tại Birmingham cùng cha và vẫn không ngừng đóng góp vào phong trào đấu tranh vì quyền học hành cho các bé gái. Cô từng phát biểu trước Liên Hợp Quốc, gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama và trở thành một trong 100 người ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn năm 2013. Năm ngoái, cô cho xuất bản cuốn hồi ký “I am Malala” (Tôi là Malala). 

 

Đến nay, Malala vẫn nhận được lời đe dọa từ các tay súng Taliban ở Pakistan, những kẻ luôn tìm cách làm cho cô vĩnh viễn không thể lên tiếng được nữa. Tháng trước, nhóm 10 tay súng tìm cách giết Malala đã bị bắt, quân đội Pakistan cho biết.

 

Trong một thông báo, Ủy ban Nobel viết: “Dù trẻ tuổi, Malala Yousafzai đã nhiều năm đấu tranh cho quyền được học của các bé gái, và đã trở thành một tấm gương khẳng định rằng, trẻ em và những người trẻ cũng có thể đóng góp để cải thiện tình cảnh của chính họ. Điều đó đã được thực hiện trong những hoàn cảnh nguy hiểm nhất. Thông qua sự đấu tranh dũng cảm của mình, cô đã trở thành phát ngôn viên hàng đầu về vấn đề quyền học hành cho các bé gái”.

 

Tặng giải thưởng cho trẻ em

 

Đồng chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm nay là ông Kailash Satyarthi - nhà sáng lập của tổ chức Bachpan Bachao Andolan, tức Save the Childhood Movement, phong trào đấu tranh vì quyền trẻ em và chấm dứt tình trạng buôn người.

 

Ủy ban Nobel nói rằng, ông Satyarthi đã “thể hiện lòng dũng cảm lớn lao, duy trì truyền thống của Gandhi và dẫn đầu nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình hòa bình tập trung vào tình trạng bóc lột nghiêm trọng trẻ em vì mục đích lợi nhuận”.

 

Ngoài ra, “ông cũng đóng góp cho sự phát triển của nhiều công ước quốc tế về quyền trẻ em”. Ủy ban Nobel coi đó “là điểm quan trọng đối với một người Ấn Độ giáo và một người Hồi giáo - một người Ấn Độ và một người Pakistan tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì giáo dục và chống lại chủ nghĩa cực đoan”.

 

Trước tin được nhận giải Nobel Hòa bình 2014, ông Satyarthi nói với BBC: “Đây là vinh dự lớn đối với tất cả người dân Ấn Độ, là vinh dự với tất cả những trẻ em vẫn còn sống trong cảnh nô lệ, bất kể công nghệ, thị trường và nền kinh tế có phát triển đến đâu”. Nhà hoạt động nói rằng, ông “tặng giải thưởng cho mọi trẻ em như vậy trên thế giới”.

 

Lựa chọn không gây tranh cãi 

 

Thiếu nữ Malala và ông Satyarthi sẽ được mời tham dự lễ trao thưởng tại thủ đô Oslo của Na Uy vào tháng 12 để nhận huy chương và khoản tiền thưởng tương đương 1,4 triệu USD. Chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2011 Tawakkol Karman nói rằng, Malala và Satyarthi xứng đáng nhận giải năm nay; Satyarthi đã tham gia “một cuộc đấu tranh lâu dài và nổi bật vì quyền lợi của trẻ em”. 

 

Giải Nobel Hòa bình năm nay dường như là lựa chọn ít gây tranh cãi của Ủy ban Nobel Na Uy. Quan hệ giữa Na Uy với Trung Quốc vẫn chưa êm đẹp sau khi Ủy ban này chọn một nhân vật bất đồng chính kiến người Trung Quốc để trao giải Nobel Hòa bình 2010. Giải Nobel Hòa bình năm ngoái được trao cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.

 

Tại thời điểm đó, vai trò của cơ quan này trong việc giám sát quá trình tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria mở ra cơ hội mong manh cho một giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng của Syria. Nhưng tình hình bạo lực ở Syria ngày càng tồi tệ hơn, và người ta vẫn lo ngại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad tiếp tục che giấu kho vũ khí hóa học. 

 

Mùa Nobel năm nay sẽ kết thúc với giải thưởng Kinh tế được công bố vào thứ Hai tới.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga: Hiện đại hóa quân sự chỉ còn là... giấc mơ? (11-10-2014)
    Lần trở lại của ông Nicolas Sarkozy (11-10-2014)
    Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS (10-10-2014)
    Hàn Quốc bắn chết thuyền trưởng tàu Trung Quốc (10-10-2014)
    Có Mỹ bảo trợ, Nhật 'mài kiếm' phòng Trung Quốc (10-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (10-10-2014)
    Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (10-10-2014)
    Ukraine sắp rơi vào chiến tranh toàn diện? (09-10-2014)
    Rạn nứt với Mỹ, Israel "đi đêm" với Trung Quốc (09-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới (09-10-2014)
    EU “vỡ trận” tan tác trước Nga (09-10-2014)
    Làm sao ISIS có thể kiếm một triệu USD mỗi ngày? (08-10-2014)
    Ba Lan lớn tiếng cảnh báo trừng phạt Nga (08-10-2014)
    Vì sao NATO muốn làm lành với Nga? (08-10-2014)
    Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật (07-10-2014)
    Sau Ukraine, Mỹ quyết “nhúng tay” vào Trung Quốc? (07-10-2014)
    Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự (07-10-2014)
    “Ông Putin tung lá bài Trung Quốc chỉ để hù dọa Mỹ và Phương Tây” (07-10-2014)
    Vì sao miền đông Ukraine “dứt tình” với Kiev? (06-10-2014)
    NATO tung quân hùng tướng mạnh 'bảo vệ' Đông Âu? (06-10-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153125797.